Trạm bơm nước chữa cháy

ĐIỀU KHIỂN TRẠM BƠM

Trạm bơm nước chữa cháy cung cấp cho hệ thống chữa cháy – và Ống mềm nối đầu phun sprinkler hãng daejin hàn quốc
1. Động cơ máy bơm làm việc và máy bơm dự phòng của hệ thống sprinkler và động cơ của các van khóa phải được xếp vào loại thiết bị điện có độ tin cậy loại 1 theo quy định về các thiết bị điện.
2. Cho phép sử dụng áptômát để đóng cắt và bảo vệ cho động cơ máy bơm dự phòng.
3. Điều khiển điện trạm bơm cần đảm bảo:
– Tự động khởi động máy bơm chính;
– Tự động khởi động máy bơm dự phòng khi máy bơm chính không khởi động được hoặc sau khi khởi động không đạt được chế độ vận hành trong khoảng thời gian định trước;
– Tự động mở van chặn truyền động bằng điện;
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 7336:2003

– Tự động chuyển mạch điều khiển từ nguồn điện sang nguồn điện dự trữ (khi điện thế đầu vào của mạch làm việc bị mất);
– Tự động khởi động máy bơm định lượng chính;
– Tự động khởi động máy bơm định lượng dự phòng khi máy bơm chính không đạt được chế độ vận hành trong khoảng thời gian định trước;
– Tạo xung điều khiển tự động ngắt quạt thông gió của thiết bị công nghệ;
– Tạo xung điều khiển tự động ngắt các thiết bị tiếp nhận năng lượng điện loại 2 và 3.
4. Sự hình thành xung điều khiển sự khởi động tự động bơm định lượng được thực hiện bằng các cơ cấu điều khiển điện.
5. Thông thường, nên sử dụng các đầu báo áp suất lắp đặt trên các van điều khiển hệ thống sprinkler để làm cơ cấu kích hoạt tạo xung điều khiển sự khởi động tự động của máy bơm.
Cho phép thực hiện khởi động các máy bơm của hệ thống sprinkler khi nhận được xung của hệ thống báo cháy.
6. Điều khiển điện của trạm bơm phải được trang bị cơ cấu khởi động bằng tay đặt ở phòng đặt máy bơm có thể điều khiển khởi động các máy bơm và các máy bơm định lượng. Cho phép khởi động máy bơm từ xa tại trạm chữa cháy và tại các hộp chữa cháy vách tường trong nhà.
7. Việc tắt các máy bơm và máy bơm định lượng cần phải được bố trí tại phòng đặt máy bơm. Cho phép tắt máy bơm từ trạm chữa cháy.
8. Các van chặn truyền động bằng điện lắp đặt trên các đường ống kích hoạt của trạm điều khiển hệ thống sprinkler phải được xếp theo mức độ tin cậy vào loại thiết bị cấp 2, trong đó, việc bảo vệ chống điện giật chủ yếu là cách điện chính. Điều khiển điện cần phải đảm bảo có sự kiểm soát liên tục sao cho mạch điều khiển van chặn luôn ở tình trang tốt.
9. Điều khiển máy nén khí của hệ thống chữa cháy được thực hiện bằng tay.
10. Việc mở van chặn truyền động bằng điện lắp trên đường ống áp lực của máy bơm cần phải được tiến hành đồng thời với việc khởi động máy bơm.
11. Trong trường hợp trạm bơm phải bố trí hệ thống tín hiệu ánh sáng để báo hiệu:
– Điện áp trên đầu vào chính và đầu vào dự phòng của nguồn cấp điện và của pha nối đất;
– Sự ngắt mạch khởi động tự động máy bơm và máy bơm định lượng;
– Báo mức nước trong bể chứa;
– Báo mức nước trong hố thoát;
12. Trong phòng, trạm chữa cháy hoặc các phòng khác có nhân viên chữa cháy túc trực ngày đêm phải bố trí hệ thống tín hiệu bằng âm thanh và ánh sáng để báo hiệu:
– Sự xuất hiện đám cháy;
– Sự khởi động máy bơm;
– Sự bắt đầu hoạt động của sprinkler, có chỉ rõ hướng truyền dẫn nước (dung dịch tạo
bọt);
– Sự ngắt mạch khởi động tự động máy bơm;
– Sự ngắt hệ thống tín hiệu báo cháy bằng âm thanh;
– Sự cố của thiết bị (mất điện thế ở đầu vào chính của nguồn điện, giảm áp suất trong bồn thủy khí hoặc trong thiết bị tạo xung);
– Mức nước báo động trao bể chứa và trong hố thoát;
– Sự cố kẹt van chặn truyền động bằng điện;
– Hỏng hóc của mạch điều khiển các thiết bị van chặn lắp trên các đường ống kích hoạt của van điều khiển thiết bị sprinkler và máy bơm định lượng.
13. Tín hiệu âm thanh báo cháy phải khác biệt về âm sắc so với tín hiệu âm thanh báo sự cố hỏng hóc khác.
14. Nối đất của thiết bị điện phải thỏa mãn các yêu cầu của TCVN 4756-89

Tin Liên Quan