phương pháp thử đối với van báo động

Tiêu chuẩn việt nam tcvn 6305-8:2013 yêu cầu và phương pháp thử đối với van báo động khô trác động

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 6305-8 : 2013
ISO 6182-8 : 2006

PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY – HỆ THỐNG SPRINKLER TỰ ĐỘNG – PHẦN 8: YÊU CẦU VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ ĐỐI VỚI VAN BÁO ĐỘNG KHÔ TÁC ĐỘNG TRƯỚC

Fire protection – Automatic sprinkler systems – Part 8: Requirements and test methods for pre-action dry alarm valves​

6305-8.jpg
Lời nói đầu
TCVN 6305-8 : 2013 hoàn toàn tương đương với ISO 8162-8 : 2006.

TCVN 6305-8 : 2013 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 21 Thiết bị phòng cháy chữa cháy biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ tiêu chuẩn TCVN 6305 (ISO 6182) Phòng cháy chữa cháy – Hệ thống sprinkler tự động bao gồm 12 phần sau:

  • TCVN 6305-1:2007 (ISO 6182-1:2004) – Phần 1: Yêu cầu và phương pháp thử đối với spinkler
  • TCVN 6305-2:2007 (ISO 6182-2:2005) – Phần 2: Yêu cầu và phương pháp thử đối với van báo động kiểu ướt, bình làm trễ và chuông nước
  • TCVN 6305-3:2007 (ISO 6182-3:2005) – Phần 3: Yêu cầu và phương pháp thử đối với van ống khô
  • TCVN 6305-4:1997 (ISO 6182-4:1993) – Phần 4: Yêu cầu và phương pháp thử đối với cơ cấu mở nhanh
  • TCVN 6305-5:2009 (ISO 6182-5:2006) – Phần 5: Yêu cầu và phương pháp thử đối với van tràn
  • TCVN 6305-6:2013 (ISO 6182-6:2006) – Phần 6: Yêu cầu và phương pháp thử đối với van một chiều
  • TCVN 6305-7:2006 (ISO 6182-7:2004) – Phần 7: Yêu cầu và phương pháp thử đối với sprinkler phản ứng nhanh ngăn chặn sớm (ESFP).
  • TCVN 6305-8:2013 (ISO 6182-8:2006 – Phần 8: Yêu cầu và phương pháp thử đối với van báo động khô tác động trước
  • TCVN 6305-9:2013 (ISO 6182-9:2005 – Phần 9: Yêu cầu và phương pháp thử đối với đầu phun sương
  • TCVN 6305-10:2013 (ISO 6182-10:2006) – Phần 10: Yêu cầu và phương pháp thử đối với Sprinkler trong nhà
  • TCVN 6305-11:2006 (ISO 6182-11:2004) – Phần 11: Yêu cầu và phương pháp thử đối với giá treo ống
  • TCVN 6305-12:2013 (ISO 6182-12:2010) – Phần 12: Yêu cầu và phương pháp thử đối với bộ phận có rãnh ở đầu mút dùng cho hệ thống đường ống thép.

PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY – HỆ THỐNG SPRINKLER TỰ ĐỘNG – PHẦN 8: YÊU CẦU VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ ĐỐI VỚI VAN BÁO ĐỘNG KHÔ TÁC ĐỘNG TRƯỚC

Fire protection – Automatic sprinkler systems – Part 8: Requirements and test methods for pre-action dry alarm valves​

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này qui định các yêu cầu về tính năng, phương pháp thử và ghi nhãn đối với các van báo động khô tác động trước và thiết bị, đường ống bên ngoài có liên quan do nhà sản xuất qui định được sử dụng trong các hệ thống phòng cháy tự động tác động trước không có khóa liên động (Xem 3.2.4 và các chế độ vận hành chính của các van báo động khô tác động trước).

Các yêu cầu về tính năng và thử nghiệm đối với các bộ phận phụ thuộc hoặc thiết bị phụ khác cho các van khô tác động trước không thuộc phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn này.

2. Tiêu chuẩn viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn dưới đây là rất cần thiết đối với việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với tài liệu ghi năm công bố, áp dụng phiên bản được nêu. Đối với tài liệu không có năm công bố, áp dụng phiên bản mới nhất kể cả các sửa đổi, nếu có.

  • TCVN 2229 (ISO 188), Cao su lưu hóa hoặc nhiệt dẻo – Phép thử già hóa nhanh và độ bền chịu nhiệt.
  • TCVN 4509 (ISO 37), Cao su lưu hóa hoặc nhiệt dẻo – Xác định các tính chất ứng suất – giãn dài khi kéo.
  • TCVN 7701-1 (ISO 7-1), Ren ống cho mối nối kín áp được chế tạo bằng ren – Phần 1: Kích thước, dung sai và ký hiệu
  • ISO 898-1, Mechanical properties of fasteners made of carbon steel and alloy steel – Part 1: Bolts, screws and studs (Cơ tính của các chi tiết kẹp chặt bằng thép cacbon và thép hợp kim – Phần 1: Bulông, vít, vít cấy).
  • ISO 898-2, Mechanical properties of fasteners – Part 2: Nuts with specified proof load values – Coarse thread (Cơ tính của các chi tiết kẹp chặt – Phần 2: Đai ốc có các giá trị tải trọng thử quy định – Ren bước lớn).

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau.

3.1. Thiết bị báo động (alarm device)

Cơ cấu cơ khí hoặc điện phát ra tiếng báo động nhờ hoạt động của van.

3.2. Chốt cài chống trở về (anti-reseat latch)

Cơ cấu cơ khí ngăn cản bộ phận bịt kín trở về vị trí đóng kín của nó sau khi vận hành.

3.3. Van xả tự động (automatic drain valve)

Cơ cấu thường mở tự động xả nước ra khỏi khoang trung gian của van và thông hơi khoang trung gian của van với khí quyển khi van ở vị trí sẵn sàng hoạt động và giới hạn lưu lượng nước ra khỏi ngăn này sau khi van đã được ngắt.

3.4. Áp suất phụ (auxiliary pressure)

Áp suất tác động vào một màng phụ hoặc pít tông phụ được lấy từ áp suất làm việc hoặc một nguồn bên ngoài.

3.5. Lá van (clapper)

Một kiểu bộ phận bịt kín

CHÚ THÍCH: Xem 3.20.

3.6. Vật liệu chống ăn mòn (corrosion-resistant material)

Đồng bronz, đồng thau, kim loại monel, thép không gỉ austenit hoặc tương đương hoặc chất dẻo phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn này.

3.7. Áp suất chênh (differential)

Tỷ lệ của áp suất làm việc trên áp suất không khí của hệ thống (được biểu thị bằng áp suất theo áp kế) tại điểm ngắt.

CHÚ THÍCH: Xem 3.24.

3.8. Van kiểu vi sai (differential-type valve)

Kiểu van trong đó áp suất không khí trong hệ thống tác động trực tiếp và/hoặc gián tiếp vào bộ phận bịt kín để duy trì bộ phận bịt kín ở vị trí đóng kín.

CHÚ THÍCH: Mặt tiếp xúc với không khí của bộ phận bịt kín có đường kính bằng hoặc lớn hơn đường kính của mặt tiếp xúc với nước của bộ phận bịt kín và hai mặt tiếp xúc này được chia tách với nhau bởi một khoang trung gian được duy trì ở áp suất khí quyển.

3.9. Vận tốc dòng chảy (flow velocity)

Vận tốc dòng nước chảy qua van được biểu thị bằng vận tốc tương đương của dòng nước chảy qua một ống có cùng một cỡ kích thước danh nghĩa như của van.

3.10. Khoang trung gian (intermediate chamber)

Một bộ phận của van ngăn cách giữa các bề mặt tiếp xúc với không khí và/hoặc nước của bộ phận bịt kín và có áp suất bằng áp suất khí quyển khi van ở điều kiện sẵn sàng hoạt động.

3.11. Điểm thoát nước (leak point)

Áp suất không khí của hệ thống dùng cho một áp suất làm việc riêng tại đó nước bắt đầu chảy ra khỏi khoang trung gian, van xả tự động và mạch báo động.

3.12. Van kiểu cơ khí (mechanical-type valve)

Kiểu van trong đó áp suất không khí trong hệ thống tác động vào bộ phận bịt kín và cơ cấu nối để duy trì bộ phận bịt kín ở vị trí đóng kín.

3.13. Hệ thống tác động trước không có khóa liên động (non-interlock pre-action system)

Hệ thống phòng cháy tự động trong đó nước cho phép vào hệ thống nhờ sự kích hoạt của một hệ thống phát hiện bổ sung hoặc mất áp suất hệ thống kết hợp với hư hỏng của hệ thống phát hiện.

3.14. Hệ thống tác động trước (pre-action system)

Hệ thống phòng cháy tự động khi sử dụng một van được vận hành bằng phương tiện phụ để cho phép nước vào hệ thống các sprinkler tự động hoặc các vòi phun như đã chỉ dẫn trên Hình 1.

Tin Liên Quan